Theo thống kê trên thế giới có tới 21.000 loài tảo. Thật khó để nhớ hết tên chúng được. Nhưng chúng ta có thể phân biệt bằng mắt thường theo màu sắc tảo thể hiện. Từng nhóm màu có nhiều đặc điểm chung và phương pháp điều trị tương tự nhau. Sau đây là đặc 4 nhóm tảo chính và phổ biến nhất hiện nay.
1. Tảo xanh:
Là loài tảo phổ biến nhất. Khi nước đủ điều kiện về nhiệt độ và dinh dưỡng, tảo sẽ lập tức phát triển và sinh sôi, gây tình trạng đục nước bể. Tảo xanh thường sống trôi nổi tự do trong nước, cũng có 1 số bám vào thành bể, tạo đốm trên bề mặt, đặc biệt là những điểm thô ráp hoặc những góc nước có lượng luân chuyển thấp. Hoặc bám thành từng mảng lên tường, thậm chí toàn bộ bể sẽ bao phủ trong lớp rêu xám xanh nếu không xử lý sớm. Khi tảo xanh làm đục nước, không giống với nước mưa gây đục nước, tảo xanh sẽ khiến nước đang trong sạch trở nên đục màu xanh lá một cách nhanh chóng.
2. Tảo vàng:
Còn được gọi là tảo mù tạt, thường thấy ở những phần bể bơi có bóng râm. Tảo vàng là loại tảo bám tường, hình thành theo từng mảng và rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Một khi đã sinh sôi và bám thành bể, chủ bể sẽ phải mất cả mùa để chiến đấu với chúng. Tái nhiễm là việc rất phổ biến vì các đám tảo vàng có thể sống sót khi bám vào các phụ kiện bể bơi như phao, xe đẩy, bóng, thiết bị vệ sinh, bộ đồ bơi … Tảo mù tạt có khả năng kháng clorin ở mức trung bình, để xử lý phải sử dụng clorin shock 90% với liều lượng cao.
>>> Bạn có thể xem thêm thông tin về hóa chất clorin shock chuyên dụng để diệt rêu tảo tại đây.
3. Tảo đen:
Là loại tảo bám dai nhất, cực kỳ khó tiêu diệt hoàn toàn do bộ rễ bám sâu và có 1 lớp bảo vệ tiết ra ở ngọn. Tảo đen xuất hiện dưới dạng các đốm đen đặc hoặc xanh da trời/xanh lá cây, kích thước thường thấy to bằng đầu tăm đến đầu đũa.
Rễ của tảo đâm sâu vào thành bể. Đầu tảo chứa lớp bảo vệ chống lại các hóa chất xử lý nước xâm nhập vào cấu trúc tế bào. Tương tự tảo vàng, tảo đen có thể phát triển ngay khi nước có nồng độ chất khử trùng trung bình. Tức là hóa chất khử trùng duy trì không thể tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của tảo đen. Thông thường những bộ đồ bơi của người đi tắm biển mang mầm giống tảo, khi tiếp tục sử dụng ở bể bơi, gặp nước và điều kiện thuận lợi, tảo phát triển và nhân rộng nhanh chóng. Hoặc sử dụng thiết bị vệ sinh ở bể bị nhiễm cũng là nguyên nhân gây ra tảo đen.
4. Tảo hồng:
Đây không hẳn là rêu tảo mà là 1 dạng vi khuẩn, xuất hiện dưới dạng đốm hoặc vằn ở các góc hoặc khe bể bơi. Loại tảo này không sinh sôi nhanh như 3 loại tảo trên mà dần dần lây lan, hiếm khi phát triển trên toàn bộ bể.
Đôi khi tảo hồng còn được gọi là mốc hồng hay nấm hồng, hình thành nên giống như các màng sinh học khác, thường bám ở những bề mặt nhẵn như mặt gạch lát, tấm phủ bể bơi, tránh xa những nơi thiết bị vệ sinh làm việc và thường cư trú ở những vùng nước có lượng luân chuyển thấp. Tương tự tảo vàng, tảo hồng cần sử dụng shock clorin để điều trị hiệu quả. Trong quá trình xử lý shock, hãy cho tất cả quần áo, đồ chơi, phao và dụng cụ vệ sinh bị nhiễm tảo vào bể. Tháo thang, đèn bể bơi ra cọ rửa thật kỹ để ngăn ngừa tái nhiễm. Tảo hồng phát triển mạnh khi nồng độ clo bằng không hoặc thấp hoặc bị giả ức chế với nồng độ axit xianuric cao.
>>> 7 bước tiêu diệt hoàn toàn các loại rêu tảo cho bể bơi
>>> 4 bước đơn giản để phòng tránh rêu tảo phát triển trong nước bể bơi.
Viết bình luận