Xử lý nước bể bơi đúng tiêu chuẩn không phải việc quá khó khăn. Chỉ đơn giản là mối quan hệ giữa định lượng các chất hóa học trong nước bể, mà nước bể thì thay đổi quanh năm, liên tục. Mọi thứ có trong môi trường, thời tiết như dầu, bụi bẩn và mỹ phẩm đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nước hồ bơi của bạn – nói một cách ngắn gọn, bất cứ thứ gì tiếp xúc với nước, đều ảnh hưởng.
Thế nhưng rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần xử lý nước cho thật sạch thì nước bể bơi mới sạch, mới đảm bảo chất lượng. Hãy dừng ngay suy nghĩ đó lại và đọc bài viết dưới đây.
1. Làm sạch nước hay cân bằng nước?
Có thể bạn sẽ không thay nước bể trong nhiều năm. Việc sử dụng các thiết bị lọc và khử trùng bể bơi liên tục sẽ loại bỏ các chất gây ô nhiễm và giữ nước bể sạch sẽ. Nhưng để cân bằng nước thì không chỉ như vậy, bộ lọc không thể giúp bạn cân bằng nước. Một bể nước cân bằng là bể nước có độ pH đúng, tổng độ kiềm và độ canxi tiêu chuẩn.
Cũng có thể định nghĩa cân bằng nước là độ ăn mòn trong nước bằng không và không chứa cặn. Khái niệm này bắt nguồn từ thí nghiệm thực tế: cho nước hòa tan và giữ các khoáng chất cho đến khi trở nên no và không chứa thêm được nữa. Giống như thí nghiệm hóa học ở chương trình học cơ sở, cho đường hoặc muối vào nước, khuấy đều đến khi tan hết, bạn cho thêm 1 lượng đường hoặc muối tương tự, nước sẽ không hòa tan nữa và các hạt sẽ lắng xuống đáy cốc.
Tôi sống tại Hà Nội, sau khi tôi đun nước uống, thường có những cặn màu trắng bám quanh thành ấm, càng để lâu lớp cặn màu trắng này càng dày lên. Đó chính là canxi, và nước mà tôi đang sử dụng đang trong tình trạng bão hòa canxi, tức là nước rất cứng. Để xử lý vấn đề này, hãy đọc phần 3.
Khi tỷ lệ bão hòa trong nước ít hơn, tức là nước đang trong tình trạng ăn mòn hoặc khả năng hòa tan mạnh. Khi nước đã bão hòa và không giữ được khoáng chất sẽ ở trong điều kiện cân bằng. Vì vậy, nước cân bằng là nằm dưới tỷ lệ bão hòa và nằm trên tỷ lệ ăn mòn.
Có một cuốn sách tên là “Nước tự tìm sự cân bằng cho chính nó” chính là điều đã nói ở trên. Với tỷ lệ bão hòa thấp, nước sẽ tự thấm mình bằng cách hòa tan mọi thứ tiếp xúc với nó để tăng lượng hóa chất. Khi bị bão hòa quá mức nó sẽ loại bỏ 1 lượng hóa chất bằng cách kết tủa và loại ra khỏi dung dịch dưới dạng cặn bẩn. Làm thế nào để biết khi nào nước tỷ lệ bão hòa thấp hay cao? Sử dụng bộ thử nước chất lượng để đo lường mức độ hóa chất pH, kiềm và nồng độ canxi.
Nói tóm lại, nước không bao giờ ngừng ăn mòn khoáng chất khi nó chưa no, và khi đạt đến điểm bão hòa, nước sẽ loại bỏ khoáng chất ra khỏi dung môi. Kết quả tạo ra cặn lắng. Vì vậy, càng làm sạch khoáng chất càng làm tăng tính ăn mòn cho nước. Hãy cân bằng nước để nước luôn trong trạng thái an toàn.
2. Tính kiềm
1 loại hóa chất tương tự pH, nồng độ kiềm là đơn vị đo lường tỷ lệ cabonat, bicacbonat, hydroxit và các chất kiềm khác có trong nước bể bơi. pH phụ thuộc vào kiềm. Kiềm được định nghĩa là khả năng chống lại sự thay đổi pH trong nước, còn được gọi là khả năng đệm của nước. Tính kiềm thấp được tăng bằng cách thêm ba zơ (tương tự pH), sodium bicarbonate. Độ kiềm cao có thể hạ xuống bằng axit hoặc hóa chất làm giảm kiềm, tương tự như pH.
Nên cho axit vào khu vực góc nhỏ nào đó và chạy 1 dòng điện thấp qua để đạt hiệu quả cân bằng kiềm cao hơn. Tức là thêm axit vào nước ở góc trong cùng sâu nhất của bể sẽ tạo ra quá trình trao đổi hydrocacbon và có ảnh hưởng lớn hơn đến việc giảm tổng độ kiểm trong nước. Axit sẽ làm giảm cả độ pH và kiềm, tuy nhiên theo cách này axit sẽ đi khắp bể bơi bằng cách phân tán rộng và tác động nhanh hơn đến việc giảm pH hơn là độ kiềm. Một số nhà sản xuất ở châu Âu đã tạo ra loại axit đặc biệt để làm giảm độ kiềm và ảnh hưởng ít đến pH.
Một yếu tố quan trọng nữa đó là kiềm nên được duy trì trong khoảng từ 80 – 120ppm đối với bể bê tong và 125 – 170ppm đối với bể sơn, bể nhựa vinyl và bể kính cường lực. Nồng độ các chất cần được kiểm tra hàng tuần theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để xử lý đúng.
3. Độ cứng của nước
Khi nói tới cặn bẩn, ngoài các tạp chất từ môi trường rơi xuống bể bơi, nguyên nhân chính thường là canxi carbonat kết tủa và lắng xuống đáy bể, bám vào thành bể. Cấu tạo từ sự kết hợp các ion cacbonat, 1 phần do kiềm, 1 phần do canxi, 1 phần do độ cứng của nước. Thử độ cứng của nước để đo lường nước cứng hay mềm. Nước cứng là nước có tỷ lệ canxi và magiê cao. Nếu nồng độ các chất này quá cao, nước trở nên bão hòa và loại bỏ các chất khác, sau đó kết tủa và bám vào bất kỳ thứ gì tiếp xúc với nước lâu như thành bể, đáy bể, thang, đèn… tạo nên những nốt sần màu trắng, khó loại bỏ.
Nếu nồng độ canxi thấp, tức là nước mềm, nước sẽ không bão hòa. Khi ở dưới tỷ lệ bão hòa, nước sẽ ăn mòn mọi vật tiếp xúc có chứa canxi và các khoáng chất khác để duy trì độ cứng.
Nếu nồng độ canxi quá cao, có thể sử dụng Canxitreat để điều chỉnh tùy thuộc vào từng bể với mức độ canxi khác nhau. Nồng độ tiêu chuẩn cho canxi là 200 – 400ppm. Nếu nồng độ cao hơn 500, nước cần được xử lý bằng hóa chất hoặc cấp thêm nước có nồng độ canxi thấp vào để cân bằng. Nếu nồng độ canxi quá thấp, cần sử dụng canxi clorua để bổ sung. Nước cần được kiểm tra hàng tuần bằng bộ dụng cụ thử. Hoặc bạn có thể thả 1 miếng vải vào bể, sau 1 thời gian nếu miếng vải có kết tủa trắng li ti trên bề mặt tức là nước đã quá cứng, hay nói cách là nồng độ canxi trong nước vượt quá tiêu chuẩn.
4. Cân bằng pH trong nước
Là đơn vị đo lường tính axit và tính kiềm trong nước. pH có thang đo loga từ 0 – 14, với 7 là trung tính, dưới 7 thuộc tính axit, trên 7 được cho là cơ bản hoặc kiềm. Mọi vật chất rơi vào bể bơi đều có giá trị pH. Bạn đã bao giờ nghe nói đến mưa axit chưa? Đó là lượng mưa có độ pH rất thấp. Mắt người có giá trị pH là 7.35, hơi kiềm. Và đây cũng là nồng độ pH phù hợp nhất cho nước bể bơi của bạn. Để có độ pH cân bằng, dùng hóa chất điều chỉnh tăng pH hoặc giảm pH để đạt được khoảng 7.2 – 7.6 hoặc chính xác nhất là 7.4
Nếu bạn kiểm tra nước (hàng ngày), giá trị pH dưới 7.0 tức là nước đang trong tình trạng ăn mòn (có tính axit), bạn cần thêm 1 lượng hóa chất tăng pH để đưa về ngưỡng tiêu chuẩn, tránh ăn mòn, có hại cho da và mắt người bơi. Ngược lại, nếu pH ở trên 7,8, tức tính kiềm cao, cần thêm hóa chất giảm pH để ngăn ngừa sự hình thành đóng cặn bám trên thành bể, bộ lọc và ngăn không gây hiện tượng đục nước. Ảnh hưởng khác của pH cao là chlorin bị mất dần tác dụng. Ở ngưỡng pH 8.0, chỉ có khoảng 20% Chlorine có khả năng diệt khuẩn và mầm bệnh trong nước bể bơi.
5. Chỉ số bão hòa
Còn được gọi là chỉ số Langelier, phương trình hóa học hay công thức được sử dụng để chẩn đoán sự cân bằng nước. Công thức như sau:
Sl = pH + TF + CF + AF – 12,1
Để tính chỉ số bão hòa, kiểm tra nồng độ pH, nhiệt độ, độ cứng và tổng độ kiềm trong nước. Tham khảo biểu đồ các giá trị chỉ định cho nhiệt độ, độ cứng, độ kiềm, sau đó thêm giá trị pH, trừ đi 12,1 là giá trị không đổi của tổng chất rắn hòa tan, tiếp đến xem kết quả. Nếu kết quả nằm giữa -0.3 và +0.5 tức là nước đang ở trạng thái cân bằng. Các kết quả bên ngoài thông số này đòi hỏi điều chỉnh các thành phần chưa đạt để đạt được sự cân bằng.
Công thức này không hoàn toàn chuẩn, tuy nhiên cần hiểu thêm về pH, canxi và kiềm. Nếu tách lẻ ra kết quả sẽ vượt ngoài mong đợi, có thể kết hợp công thức để cân bằng nước. Sử dụng Sl để xác định các vấn đề liên quan đến cân bằng nước, khuynh hướng kết tủa hay ăn mòn.
6. Tổng lượng clorin và axit sianuric?
Đó đều là những định lượng quan trọng trong việc làm sạch nước nhưng không liên quan đến cân bằng nước. Việc kiểm tra clorin nên được thực hiện hàng ngày, luôn duy trì ở mức 1 – 1.5ppm, tùy vào nồng độ axit sianuric. Nồng độ axit cao sẽ đòi hỏi nhiều clorin hơn, vì axit có tính ức chế hoạt động của clo tự do. Axit trong nước có tính ổn định hơn, có thể kiểm tra theo tháng, duy trì 20 – 40ppm.
6 yếu tố trên là những thành phần chính trong việc xử lý và cân bằng nước. Cần kết hợp các phương pháp xử lý nước để làm sạch cặn bẩn và vi khuẩn trong nước kết hợp các hóa chất cân bằng nước, giúp nước luôn trong trạng thái an toàn.
Viết bình luận