Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nước bể bơi bị đục. Mỗi nguyên nhân thể hiện ở màu nước bể khác nhau, màu xanh lá cây, màu vàng, màu trắng đục, màu đỏ đục... Người điều hành bể bơi cần hiểu rõ từng nguyên nhân để giảm thiểu tối đa chi phí xử lý nước mà vẫn mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi bể bơi có 1 lượng tạp chất kết tủa và ngưng tụ lơ lửng trong nước, cản trở sự chuyển động của ánh sáng, giảm tầm nhìn xuống đáy hồ bơi được gọi là độ đục của nước bể bơi. Mức độ nặng nhẹ dao động từ hơi mờ đến rất đục màu trắng sữa. Nước đục gây khó khăn cho việc bơi lội và hạn chế tầm nhìn cho người lặn. Các loại tạp chất gây đục nước này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của hóa chất và các thiết bị khử trùng khác.
Các tạp chất làm đục nước có thể là cabonat và sulfat bị bị đẩy ra khỏi dung môi khi nước không cân bằng, trầm trọng hơn khi nhiệt độ nước cao. Cũng có thể do hệ thống lọc và vệ sinh bể kém hiệu quả. Cụ thể là thời gian chạy lọc để hiệu quả trong ngày không đạt đủ, không nhất quán áp dụng mà ngày nhiều ngày ít, bộ lọc không được thường xuyên bảo dưỡng thay cát nên kết quả lọc không nhiều… Cuối cùng, nước đục cũng là kết quả của việc nước bão hòa. Tỷ lệ chất rắn hòa tan trong nước quá cao và không cho phép hóa chất xử lý nước hòa tan nữa, tạo ra các phân tử hóa chất tự do lơ lửng, chúng phản ứng, kết tủa với nhau, ngoài việc gây đục nước, những chất này còn góp phần trở thành nguồn phân bón phong phú cho rêu tảo phát triển.
>>> Hãy xem 6 sai lầm khi xử lý nước bể bơi để phân biệt cân bằng nước và khử trùng nước khác nhau như thế nào nhé.
Nguyên lý hoạt động của chất trợ lắng là kết tụ các tạp chất siêu nhỏ đến nhỏ thành những mảng lớn hơn và lắng xuống đáy bể, dễ lọc, dễ hút vệ sinh. Sử dụng hóa chất trợ lắng là phương pháp hỗ trợ tối ưu cho những bể có hệ thống lọc kém hiệu quả. Nếu cho quá nhiều chất trợ lắng, tác dụng sẽ ngược lại, chất trợ lắng trở thành chất phân tán. Còn nữa, nếu bạn sử dụng 1 số hóa chất phụ gia chứa kim loại, hãy cẩn thận không sử dụng chất trợ lắng chứa nhiều polymer vì có thể dẫn đến kết tủa kim loại và làm ố bể.
Đối với những bể cực kỳ đục, cần cân bằng pH, độ cứng của nước và nồng độ kiềm, sau đó xử lý shock clorin 90%, không thay đổi công suất lọc. Sử dụng đồng thời với chất trợ lắng sẽ giải quyết được vấn đề. Nếu không, bạn có thể xả bớt nước bể, cấp nước mới và xử dụng chất trợ lắng để hút vệ sinh cho sạch bể.
Trong hầu hết các trường hợp nước đục, thường nhiều vấn đề xảy ra liền 1 lúc. Bộ lọc làm việc kém hiệu quả, cát không giữ lại được những tạp chất trong nước. Bơm không hoạt động liên tục khiến nước lưu thông kém. Cân bằng nước và khử trùng nước có thể ở mức độ quá cao hoặc quá thấp. Bể không được vệ sinh, cọ rửa thường xuyên. Điều kiện môi trường như bụi gió, phấn hoa, mưa rửa trôi từ đất xuống bể gây ô nhiễm, nhiệt độ nước cao cũng là điều kiện gây ra hiện tượng đục.
Xem thêm:
>>> 3 nguyên nhân phổ biến và cách xử lý nước bể bơi bị đục
Hãy hiểu rõ nguyên nhân để lựa chọn hình thức xử lý nước phù hợp, đồng thời hạn chế tình trạng tái diễn lần sau.
Viết bình luận