Sau cơn bão, lại một đống công việc chồng chất đang đợi chúng ta xử lý ở bể bơi. Nhưng rất may là chúng ta đã chuẩn bị phòng tránh bão rất tốt.
>>> Xem thêm 7 bước chi tiết tránh bão cho bể bơi
Bây giờ, cơn bão đã qua rồi, chúng ta thực hiện tiếp 7 bước nữa để khôi phục và đưa bể bơi hoạt động trở lại nhé.
1. Giống như trước cơn bão, không để trống bể.
Sau bão, bể trống tương ứng với trọng lượng bể nhẹ đi và không chống lại được lực đẩy do áp lực quá mức trong lòng đất, nhất là sau những trận mưa to. Nếu bể quá bẩn, quá nhiều rác cần xả thải bể thì hãy xả từ từ 1 nửa bể trước, cọ rửa và dọn rác, sau đó cấp lại nước. Trong trường hợp nhất thiết phải xả hết toàn bộ nước bể, bạn hãy đợi cho tới khi nước bão hòa hết, mặt đất khô ráo rồi xả thải và vệ sinh lại bể.
2. Đầu tiên trong công cuộc vệ sinh cần loại bỏ rác, lá, vật cứng và bụi bẩn ra khỏi bể.
Loại bỏ những rác lớn bằng tay và sử dụng vợt vớt rác để loại bỏ những rác nhỏ hơn. Không nên sử dụng bơm hút vệ sinh để hút những rác lớn vì việc này sẽ gây tắc bơm. 1 chiếc vợt vớt rác tiêu chuẩn có túi lưới rộng là lựa chọn tốt nhất cho việc vệ sinh rác lớn. Có thể sử dụng thùng rác lớn có bánh xe để kéo trên bờ cho tiện dọn dẹp hơn.
3. Kiểm tra lại các thiết bị điện trước khi khởi động lại hệ thống.
Tháo các tấm nilon hay vải nhựa bọc thiết bị ra. Kiểm tra xem thiết bị có bị thấm nước không. Nếu không, bạn có thể kết nối lại và cho khởi động. Nếu có bị lọt nước vào trong, bạn nên gọi thợ chuyên nghiệp đến kiểm tra. Sau đó bật nguồn, làm sạch hệ thống lọc và kiểm tra xem thiết bị có hoạt động bình thường không. Rửa ngược hoặc xả thải để hạ bớt nước trong bể ở mức ½ skimmer
Nếu nguồn điện chưa phục hồi được, bạn vẫn nên tiếp tục làm sạch bể bơi bằng cách sử dụng các thiết bị vệ sinh và bơm hút. Kiểm tra nước và thêm hóa chất nếu cần. Sử dụng bản chải cọ vừa để làm sạch thành, sàn bể vừa để lưu thông nước và phân phối hóa chất đều ra khắp bể. Lọc và chà chải hàng ngày, duy trì mức hóa chất tiêu chuẩn sẽ giúp bể cải thiện hơn cho đến khi nguồn điện được cấp lại cho bơm lọc.
4. Khởi động hệ thống lọc.
Khởi động bơm lọc và chạy toàn bộ hệ thống nhiều giờ mỗi ngày. Khi nước dần lấy lại độ trong, đặt lại chu kỳ làm việc theo chế độ ngày thường. Rửa ngược bình lọc nếu cần để duy tri lưu lượng dòng chảy luôn sạch và hiệu quả.
5. Cân bằng nước bể bơi
Điều chỉnh pH, tổng độ kiềm, tổng canxi, mức độ xử lý và liên tục kiểm tra cẩn thận trong vài ngày đầu. Rác nặng như đất, lá, cành cây rơi vào bể có thể gây ra những thay đổi đáng kể đến độ cân bằng của nước. Việc này rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy clorin vệ sinh nước và ngăn ngừa rêu tảo, kết tủa của kim loại nặng.
6. Cho hóa chất clorin vào bể
Để ngăn việc nhiễm khuẩn gây ra bởi cơn bão như rác, axit, pH trong nước mưa, đất rửa trôi… cần 1 liều clorin 90% để xử lý shock. Nếu bể bơi bị ngập và nước chuyển sang màu đất, sử dụng hóa chất PAC để đánh lắng những tạp chất lơ lửng xuống đáy bể, sau đó hút vệ sinh bằng bàn hút rùa, bơm công suất nhỏ bạn có thể sử dụng bàn hút rùa kích thước 350mm của Astralpools, với bơm công suất lớn hơn 1.25HP bạn nên sử dụng bàn hút kích thước 450mm.
>>> Xem thông tin chi tiết sản phẩm bàn hút đáy vệ sinh bể bơi tại đây.
Đất và các tạp chất sẽ tăng nồng độ phosphate trong nước bể lên. Nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Sau khi xử lý nước bằng PAC và hút vệ sinh sạch, nước cần được chạy lọc liên tục 24h trong 2 – 3 ngày đến khi trong xanh hoàn toàn trở lại thì cài đặt chế độ lọc bình thường. Nếu cần thiết, trước khi chạy lọc xử lý shock clorin 90%, sau đó xử lý PAC thêm 1 lần nữa nếu nước bể bị nhiễm tạp chất nặng.
7. Điều hành hoạt động cho bể bơi.
Việc điều hành tổng thể cho toàn bộ hệ thống trong vài ngày sau cơn bão là việc rất quan trọng. Nhằm đảm bảo mọi thiết bị đều hoạt động trơn tru, và không có bất kỳ quan ngại gì về điện, rò rỉ bể hay những nguy hiểm gây ra sau khi ngập lụt.
Viết bình luận